Bệnh viêm khớp và những nguy cơ biến chứng

Cập nhật ngày: Tháng Mười Một 24th, 2018 Bởi:

Viêm khớp là chứng bệnh phổ biến ở rất nhiều người hiện nay. Cần cẩn trọng bởi những nguy cơ biến chứng của bệnh viêm khớp gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe người bệnh.

Nguyên nhân vì sao gây bệnh viêm khớp

Viêm khớp là một dạng bệnh tự miễn, mãn tính điển hình. Thường gặp ở những người trung niên, đặc bệt là phụ nữ ở tầm tuổi 40-50.

Những đối tượng dễ bị viêm khớp nhất là người trung niên, cao tuổi. Hoặc người béo phì, thừa cân. Những người có tiền sử chấn thương xương khớp dễ bị tái phát và mắc chứng viêm khớp khi về già.

Nguyên nhân gây viêm khớp có thể do sự thoái hóa tự nhiên của các khớp xương. Khi về già, các lớp sụn và đĩa đệm bị bào mòn. Khả năng tiết dịch tại khớp giảm khiến các đầu xương không còn được đêm đỡ, bôi trơn tốt. Dẫn đến hiện tượng đau nhức và hình thành viêm khớp.

benh-viem-khop-goi

Ở những người thường xuyên phải vận động hoặc lao động nặng. Các khớp xương chịu nhiều áp lực và sự đè nén. Đôi khi va chạm, chấn thương làm mòn hoặc vỡ sụn khớp. Những mảnh vỡ nhỏ tách ra gây đau nhức, sưng tấy. Do đó quá trình thoái hóa xảy ra càng nhanh chóng.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp

Ảnh hưởng đến khả năng vận động

Bệnh viêm khớp thường có biểu hiện ban đầu là những cơn đau, sưng tấy nhẹ. Do đó nhiều người thường nghĩ cơn đau sẽ tự khỏi mà chủ quan, bỏ qua.

Đau nhức kéo dài, lâu ngày sẽ làm giảm chức năng vận động của các khớp. Đặc biệt là ở chân và tay là ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng đi lại, cầm nắm, làm việc,…

Nguy cơ teo cơ, bại liệt

Bệnh viêm khớp kéo dài thường gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Dẫn đến tâm lý ngại vận động. Đồng thời các cơ bị viêm, cơ khớp thoái hóa. Lâu ngày không được điều trị, không vận động đúng cách sẽ rất khó hồi phục. Có khả năng dẫn đến teo cơ hoặc bại liệt.

benh-viem-khop

Các bệnh về tim mạch

Viêm khớp không chỉ gây đau, nhức tại khớp và còn ảnh hưởng đến những cơ quan khác. Trong đó có tim mạch, vì các khớp bị viêm gây tổn thương tai tim, van tim.

Đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh tim mạch phổ biến ở người lớn tuổi.

Nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý khác

Chứng viêm có thể xâm nhập và xương, sụn, gân, màng cứng,… Gây các bệnh về mắt, viêm mạch vành, viêm phổi kẽ, nhiễm trùng thận,…

Chủ động phòng ngừa bệnh viêm khớp như thế nào

Viêm khớp là căn bệnh rất khó chữa, đòi hỏi quá trình điều trị kiên nhẫn và lâu dài. Giải pháp thường được sử dụng là điều trị bằng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm. Thuốc chống viêm làm ức chế phản ứng viêm tại các khớp. Tuy nhiên quá trình này có thể gây ra các tác dụng phụ khi sử dụng trọng thời gian dài.

Phần lớn bệnh khó có thể trị dứt điểm mà chỉ có thể làm giảm đau, kháng viêm. Chống lại các biến dạng khớp bằng nẹp chỉnh hình hoặc đôi khi cần phẫu thuật thay khớp. Tuy nhiên nguy cơ tái phát của bệnh viêm khớp cũng rất lớn. Do vậy cách tốt nhất là nên chủ động phòng ngừa để tránh nguy cơ mắc bệnh.

dau-khop-co-chan

Chế độ dinh dưỡng đủ chất

Ăn uống điều độ, đủ chất để đảm bảo cơ thể và xương khớp khỏe mạnh, sẽ giúp bạn phòng ngừa các bệnh thoái hóa, xương khớp.

Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu các khoáng chất và chất chống oxy hóa như canxi, kali, magie,… Và các vitamin B, C, E có trong rau xanh, hoa quả.

Tránh ăn quá mặn hoặc quá ngọt, sử dụng các chất kích thích thần kinh vì chúng làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể. Đồng thời các chất kích thích gâ ức chế thần kinh, co cứng cơ và không tốt cho các khớp xương.

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Nước là thành phần quan trọng của cơ thể. Cũng như có vai trò nuôi dưỡng sụn khớp, tăng cường tiết dịch và bôi trơn các đầu xương.

Luyện tập thể dục thường xuyên

Duy trì chế độ luyện tâp thể dục đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày. Một số môn thể thao rèn luyện sức khỏe toàn thân như bơi lội, đạp xe, chạy bộ, tập yoga,… Giúp cơ khớp khỏe mạnh, dẻo dai, phòng ngừa những nguy cơ đau nhức dẫn đến bệnh viêm khớp.

Nên chú ý tập luyện đúng kĩ thuật để đạt hiệu quả tốt nhất. Cũng không nên tập luyện quá sức để tránh chấn thương hoặc tổn thương xương khớp.

nguoi-gia-khoe-manh

Vận động, sinh hoạt đúng cách

Cần duy trì chế độ sinh hoạt, vận động đúng cách và đúng tư thế. Hạn chế các tư thế phải cong lưng, cúi đầu. Nhất là khi phải mang vác đồ vật nặng.

Khi làm việc cần ngồi đúng tư thế. Nếu phải đứng hoặc ngồi trong thời gian quá dài, nên xen kẽ thời gian thư giãn, vận động nhẹ nhàng.

Đặc biệt đối với phụ nữ, nên hạn chế đi giày cao gót ít nhất có thể. Để tránh khến cho đôi chân phải chịu nhiều áp lực. Hạn chế khả năng đau nhức và thoái hóa.

Duy trì cân nặng hợp lý

Duy trì cân nặng cơ thể ở mức cân đối sẽ giúp giảm bớt gánh nặng đối với các cơ khớp. Đặc biệt là hạn chế bệnh viêm khớp gối và khớp chân.

Chế độ ăn uống và luyện tập thể dục khoa học, điều độ sẽ giúp bạn vừa có cơ thể khỏe mạnh, vóc dáng cân đối và giảm nguy cơ đau nhức hiệu quả.

Chăm sóc cho xương khớp

Xương khớp phải hoạt động liên tục trong thời gian dài cũng cần được thư giãn, chăm sóc để có thể hồi phục trở trại trạng thái tốt nhất.

Bấm huyệt châm cứu chữa bệnh theo y học cổ truyền

Bạn có thể dành 1-2 buổi massage chuyên sâu mỗi tuần để thư giãn. Hoặc đơn giản hơn chỉ cần 15 phút tự massage đơn giản, nhẹ nhàng tại nhà mỗi buổi tối.

Hiện nay, cũng có một số thiết bị giúp bạn thư giãn và giảm đau, nhức mỏi cơ thể một cách tiện lợi và hiệu quả như ghế massage toàn thân, máy massage chân, máy massage cầm tay,…

Bệnh viêm khớp sẽ không còn là nỗi lo khi bạn biết cách chủ động phòng ngừa. Hãy áp dụng ngay những biện pháp trên để luôn giữ cho mình sức khỏe tốt nhất nhé!