Châm cứu – giới thiệu sơ lược về phép châm và cứu
Cập nhật ngày: Tháng Mười Một 3rd, 2017 Bởi:Hải Châu
Châm cứu là liệu pháp điều trị bệnh trong y học cổ truyền phương Đông. Sau đây là bài giới thiệu sơ lược về phép châm và cứu và máy cứu ngải có khả năng châm cứu huyệt đạo tốt.
Trong đó:
- “Châm” là dùng kim châm vào các huyệt đạo trên cơ thể người bệnh.
- “Cứu” là dùng hơi nóng vừa phải để tác động lên các huyệt vị từ phía mặt ngoài cơ thể. Nhằm đạt đến mục đích thông kinh hoạt lạc, điều hòa, cân bằng âm dương. Giúp phòng ngừa và điều trị bệnh tật.
Châm và cứu được kết hợp với nhau nhằm kích thích các huyệt vị trên cơ thể để chữa bệnh. Giúp điều hòa duy trì sự bình thường cơ thể, tiêu trừ hiện tượng mất cân bằng.
“Cứu ngải” là cách dùng lá ngải khô tán thành bột hay vê thành điếu ngải đốt, hơ trên huyệt vị. Thông qua sức nóng và khí tinh dầu ngải kích thích, tác động lên huyệt. Giúp thông kinh khí mạch, khử tán âm hàn,… chữa nhiều bệnh khác và phòng ngừa bệnh tật.
Nhờ những tác dụng tuyệt vời đó, mà châm và cứu đang được cả thế giới sùng tin và ứng dụng, phát triển.
Những lợi ích điển hình của phương pháp chữa bệnh bằng cứu ngải
- Điều kinh, an thần, ôn thông kinh mạch khí huyết, khử tán âm hàn.
- Ôn bổ ích khí, phù dương hãm thoát, hành khí hoạt huyết, tiêu ứ tán kết,…
- Giảm đau, điều hòa hormone, cân bằng cơ thể, kiểm soát trí nhớ,…
- Phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe.
Phương pháp cứu ngải truyền thống và những nghiên cứu cải tiến
Cách cứu ngải từ xưa là đặt một lát gừng lên từng vị trí huyệt đạo cần điều trị. Sau đó cho nhúm lá ngải đặt lên trên rồi châm lửa đốt cháy nhúm ngải đó. Cốt để hơi nóng của ngải diệp thấm, dẫn vào huyệt làm ôn ấm phần huyệt và kinh lạc cần chữa trị. Tuy nhiên với cách này nếu không cẩn trọng có thể gây bỏng cho người bệnh.
Về sau sự cải tiến trong y học đã có cách làm khác. Bằng cách vê mồi ngải thành điếu như que hương, có độ to bằng ngón tay trỏ. Sau đó, châm đốt và hơ vào vùng huyệt đạo. Tuy nhiên, khí nóng sẽ bị bay lên và làm lượng tinh dầu dễ bị bay theo và thất thoát ra ngoài. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả của việc điều trị.
Có thể thấy rằng, phương pháp cứu ngải thủ công còn tồn tại nhiều hạn chế. Thao tác thực hiện phức tạp, cần nhiều nhân lực, tốn nhiều thời gian và công sức.
Vì vậy, mà phương pháp cứu ngải truyền thống không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại. Mà hiện nay trên thế giới đã tập trung nhiều phương tiện hiện đại để nghiên cứu, phát triển phương pháp cứu ngải tiên tiến hơn.
Trong đó, có thể kể đến sáng chế tiến bộ như:
- Sáng chế của Anh Quốc đề cập đến thiết bị cứu ngải có nắp như dạng một cái bát úp xuống. Có 3 chân đế giữ ổn định thiết bị cứu ngải trên cơ thể người bệnh.
- Ở Trung Quốc phát minh ra thiết bị cứu ngải có tay cầm với cơ cấu đốt, ống kết nối,… phần dưới ống ngải cứu và ống bảo vệ thiết kế các lỗ để khí qua lại.
- Ở Việt Nam, sáng chế của Lương Y Phan Công Tuấn cải tiến cứu điếu ngải thành phương pháp lò cứu ngải,…
Mặc dù các phát minh trên có sự tiến bộ hơn, nhưng vẫn mang nặng tính thủ công. Chưa khắc phục được triệt để những hạn chế của phương pháp truyền thống.
Dựa trên cơ sở khoa học và gìn giữ, kế thừa phương pháp truyền thống, máy cứu ngải và viên thuốc ngải đã được thiết kế thành công. Với cơ chế hoạt động thông minh, thuận tiện, an toàn, dễ sử dụng cho người dùng. Đây được coi là bước đột phá trong y học, góp ích vào việc chăm sóc sức khỏe, đẩy lùi nhiều bệnh tật.