Đau lưng ở tuổi già có cách nào chữa trị?
Cập nhật ngày: Tháng Bảy 7th, 2018 Bởi:Hải Châu
Đau lưng ở tuổi già có cách nào chữa trị không? Làm sao để giảm bớt cơn đau nhức khi tuổi tác ngày càng tăng lên, xương khớp dần yếu và thoái hóa?
Càng nhiều tuổi, tần suất xuất hiện những cơn đau nhức vùng lưng cũng tăng dần. Cơn đau có thể xuất hiện ở vùng cổ gáy, vùng thắt lưng và hai bên mạn sườn. Mỗi người sẽ có những triệu chứng đau nhức khác nhau. Có thể đau âm ỉ, đau nhói, đau kèm theo sưng, tê cứng, khó cử động vùng lưng, nóng đỏ…. Để điều trị và giảm đau hiệu quả, người bệnh cần nắm bắt được nguyên nhân gây ra cơn đau. Từ đó áp dụng đúng cách và chữa trị hợp lý.
1. Nguyên nhân đau lưng ở người già
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra cơn đau. Ở người cao tuổi, đau lưng thường bắt nguồn từ 2 nhóm nguyên nhân chính. Đó là do tác động cơ học và do bệnh lý ở vùng lưng.
1.1. Đau lưng do tác động cơ học.
Người già, cơ thể dần lão hóa theo thời gian, hệ xương khớp và cơ bắp cũng vậy. Khi cơ bắp không còn dẻo dai, có hiện tượng xơ cứng, các khớp không còn trơn tru, xuất hiện triệu chứng khô khớp, loãng xương, tràn dịch đĩa đệm… Chỉ cần thực hiện những động tác mạnh, quá sức như mang vác vật nặng là cũng có thể gây ra cơn đau lưng. Lý do là khả năng chịu lực của hệ cơ gân và xương khớp của người cao tuổi rất kém. Khi mang vác vật nặng, sức ép lên cột sống, cơ và gân bị kéo dãn. Dễ bị đau nhức và tổn thương.
Ngoài ra, khi ngồi/nằm/đứng trong một tư thế quá lâu, vận động sai tư thế, các khớp xương bị cứng, căng. Va đập do tai nạn, chấn thương cũng là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng đau mỏi, tê cứng vùng lưng.
1.2. Đau lưng do hiện tượng viêm và các bệnh lý.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính của những cơn đau thường gặp ở người cao tuổi. Lý do là chúng ta khi về già thường bị các chứng bệnh liên quan đến xương khớp. Tiêu biểu như loãng xương, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống… Sức khỏe xương và sụn khớp cũng kém đi, dễ bị viêm như: viêm đĩa đệm, lao cột sống, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vùng chậu, ung thư cột sống… Các bệnh lý này đều có một điểm chung là gây ra những cơn đau nhức, đau mỏi ở vùng lưng. Cơn đau có thể nhẹ hay nặng tùy theo giai đoạn của mỗi bệnh lý. Đau có thể kèm theo tê mỏi, buốt, sưng, nhức nhối…
Ngoài ra, một số trường hợp khác người già cũng có thể mắc phải chứng đau nhức lưng như viêm dạ dày tá trạng, viêm đường tiết niệu do vi khuẩn, sỏi thận, viêm buồng chứng ở phụ nữ… Cơn đau thường âm ỉ hoặc cùng lúc với các triệu chứng khác của bệnh. Gây rất nhiều khó khăn cho sinh hoạt của người cao tuổi.
2. Đau lưng ở tuổi già có cách nào chữa trị?
Trên thực tế, để chữa khỏi 100% chứng đau lưng và không tái lại ở người cao tuổi là điều không thể. Bởi tuổi tác sẽ kèm theo lão hóa, hệ xương và sụn khớp không thể có được sự dẻo dai và khỏe mạnh tuyệt đối như khi còn trẻ. Vì vậy, dù bạn có chữa được cơn đau lưng ở thời điểm hiện tại. Thì người cao tuổi vẫn có thể bị đau tái lại nhanh chóng. Cách chữa đau lưng ở đây chỉ đơn thuần là cách hạn chế, hỗ trợ giảm đau nhức và ngăn ngừa cơn đau quay trở lại mà thôi. Khi người già bị đau mỏi ở vùng lưng, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:
2.1. Chữa đau lưng bằng chườm, xoa bóp, massage.
Đây là những phương pháp thường xuyên được sử dụng nhất. Chườm thảo dược (VD: muối lá ngải, rượu gừng, rượu gấc…) hoặc áp dụng các kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt, mát xa sẽ có rác dụng rất tốt giúp giảm đau nhức vùng lưng hiệu quả. Bạn có thể thực hiện những phương pháp này để chăm sóc người cao tuổi mỗi ngày như một thuật dưỡng sinh. Vừa giảm đau khi có bệnh, vừa hạn chế cơn đau nhức hỗ trợ hoạt động của hệ thống xương khớp trên cơ thể.
2.2. Chú ý trong lỗi sinh hoạt để tránh đau lưng.
- Nên sử dụng nệm cứng khu ngủ. Nên nằm nghiêng, không gối đầu quá cao, nếu nằm ngửa nên lót gối dưới khuỷu chân.
- Khi thức dậy, thay vì bật dậy, hãy thực hiện các cử động nhẹ nhàng để thư giãn vùng lưng. Bởi thời gian ngủ quá dài khiến cho các khớp xương và bắp thịt bị cứng. Khí huyết cũng bị ngưng chệ phần nào, đứng dậy ngay lập tức có thể choáng váng, té ngã.
- Nên vận động nhẹ nhàng với các bài tập mỗi ngày để giúp xương cốt được vận động, cơ thể dẻo dai và tăng sức đề kháng.
- Mặc đồ thoải mái, không bó, gây cản trở lưu thông máu và chèn ép, khó cử động khớp.
- Tránh cúi lưng, vẹo người khi mang vác vật nặng.
- Hạn chế tối đa việc đi giày dép cao gót.
- Thay vì ngồi, hãy nằm thoải mái khi đọc sách hoặc xem tivi quá lâu để tránh căng cơ và cứng khớp.
- Khi ở trong một tư thế quá lâu, nên đi lại và vận động nhẹ nhàng để thư giãn.
- Tránh xa các chất kích thích gây tổn hại tới sức khỏe như thuốc lá, thuốc lào… Bởi lượng nicotine trong chúng sẽ gây ngưng chệ lưu thông máu, khiến khớp bị cứng.
2.3. Giảm cân để hạn chế tổn thương lên vùng lưng.
Xương khớp ngày càng rệu rã, cột sống cũng không còn được dẻo dai như trước. Cân nặng quá lớn cũng sẽ là nguyên nhân khiến những cơn đau lưng xuất hiện trở lại. Lượng mỡ thường tập trung nhiều ở vùng lưng, bụng khi về già. Bởi vậy, béo phì gây căng cứng các mô mềm, tăng mức độ chèn ép lên cột sống và đĩa đệm. Giảm cân chính là cách giảm bớt cơn đau nhức và hạn chế cơn đau quay trở lại.
Đối với những trường hợp đau nhức do bệnh lý, người già nên được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa. Từ đó mới có hình thức trị liệu phù hợp và hiệu quả nhất. Điều trị đau lưng ở tuổi già cần phải kiên trì và thường xuyên. Bởi hệ thống khớp, xương, dây thần kinh, cơ, bắp thịt… vốn đã không còn dẻo dai. Bởi vậy, ngoài những biện pháp điều trị, người cao tuổi cũng nên xây dựng một chế độ sinh hoạt điều độ, tập luyện dưỡng sinh mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.