Đau nhức khi trời trở lạnh, phòng ngừa thế nào?
Cập nhật ngày: Tháng Mười Một 22nd, 2018 Bởi:Hoàng Trang
Mỗi khi thay đổi thời tiết, chân tay trở nên đau nhức, tê buốt gây không ít phiền toái cho nhiều người. Vậy có những cách nào để phòng ngừa đau nhức khi trời trở lạnh? Hãy cũng tìm hiểu ngay sau đây.
Mục Lục
Xương khớp đau nhức khi thay đổi thời tiết
Thời tiết thay đổi, kéo theo sự biến đổi của rất nhiều yếu tố khác như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí,… Xương khớp và cơ thể nếu không kịp thích nghi dễ dẫn đến mệt mỏi, đau nhức,…
Khi nhiệt độ môi trường giảm, kết hợp với độ ẩm không khí thay đổi đột ngột khiến thân nhiệt giảm theo. Khi đó, cơ thể thường có phản ứng tích trực năng lượng, do vậy sự lưu thông máu và chuyển hóa chất chậm lại. Gây hiện tượng tê buốt, nhất là ở chân và tay.
Đồng thời, các sụn khớp có chức năng đệm đỡ ở đầu xương bị co lại. Khả năng tiết dịch tại khớp cũng giảm sút. Do đó khi vận động, các đầu xương va chạm nhiều hơn tạo cảm giác đau nhức.
Đau nhức xương khớp, chân tay cũng là biểu hiện của một số bệnh về xương như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm,… Khi thời tiết thay đổi, trời trở lạnh càng gây đau nhức nhiều và nặng hơn.
Khắc phục chứng đau nhức khi trời trở lạnh
Đau nhức khi thời tiết thay đổi là căn bệnh thời tiết. Những cơn đau rất khó trị dứt điểm, thường dai dẳng và dễ tái phát. Do vậy, cách tốt nhất là bạn nên chủ động phòng ngừa mỗi khi giao mùa. Hoặc khi thời tiết có dấu hiệu thay đổi để giảm nguy cơ đau nhức nhất có thể.
Những cách đơn giản những giúp bạn phòng ngừa đau nhức hiệu quả như:
Giữ ấm cho cơ thể
Đây là căn bệnh thường gặp khi nhiệt độ thay đổi, trở lạnh. Nên việc giữ ấm cho cơ thể là rất quan trọng và cần thiết. Mặc đủ ấm, sử dụng khăn quàng cổ, găng tay, tất chân để tránh gió và giữ ấm. Đặc biệt ở những vùng xương khớp như chân, tay, đầu gối, cổ, vai,…
Tránh để người bị ẩm ướt hoặc mặc quần áo ẩm. Khi bị ướt cần nhanh chóng làm khô người và thay quần áo.
Đặc biệt nên làm ấm cơ thể trước khi ngủ. Có thể ngâm chân tay với nước ấm pha chút gừng hoặc muối. Chú ý chăn đệm đủ ấm, giữ ấm cho phòng ngủ. Bởi ban đêm nhiệt độ thường hạ thấp, nếu không đề phòng rất dễ nhiễm lạnh và đau nhức xương khớp.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết đảm bảo một sức khỏe tốt sẽ giúp hạn chế những cơn đau nhức không mong muốn. Đặc biệt cần bổ sung cho cơ thể các vitamin nhóm B, C, E, các khoáng chất như canxi, magie,… Có trong thịt, cá, rau quả, các loại ngũ cốc, đậu,…
Hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá,… Vì chúng làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và các khoáng chất, nhất là canxi. Tránh ăn quá mặn, quá ngọt hoặc nhiều đạm, đặc biệt với người bệnh gout.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo sự tuần hoàn máu, chuyển hóa chất, sự tiết dịch tại các khớp.
Vận động, tập thể dục thường xuyên
Vận động không chỉ tốt cho xương khớp, mà còn giúp nâng cao sức khỏe toàn diện. Giúp bạn hạn chế, phòng ngừa chủ động với những cơn đau nhức khi trời trở lạnh và nhiều chứng bệnh khác.
Nên tạo thói quen luyện tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Nhất là vào buổi sáng và chiều tối. Bên cạnh đó nên xen kẽ những động tác vận động nhẹ nhàng vào giữa ngày. Nhất là khi phải ngồi làm việc lâu.
Luyện tập cũng nên cân đối, phù hợp với cơ thể. Tránh những vận động, tập luyện nặng quá sức, sai tư thế dễ dẫn đến chấn thương, đau nhức.
Ngoài ra, nên dành thời gian mát xa, xoa bóp cho cơ thể và các cơ khớp. Xoa bóp giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và làm tăng độ dẻo dai của cơ bắp, các khớp xương. Giúp giảm nguy cơ đau nhức hiệu quả. Mỗi buổi tối có thể dành 15-20 phút để xoa bóp các khớp tay, chân,… Hoặc sử dụng các thiết bị hỗ trợ như máy massage chân, ghế massage toàn thân, máy mát xa cầm tay,… Cũng đem lại tác dụng rất tốt cho cơ thể.
Chỉ cần biết phòng ngừa đúng cách, đau nhức khi trời trở lạnh sẽ không còn là nỗi lo đối với chúng ta. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn biết cách phòng ngừa đau nhức, cho cơ thể khỏe mạnh hơn!