Đau vai gáy và cách trị liệu với ghế mát xa

Cập nhật ngày: Tháng Bảy 7th, 2018 Bởi:

Đau vai gáy là căn bệnh rất thường gặp liên quan đến cột sống và cơ bắp vùng vai gáy. Bệnh này khiến người bệnh rất khó khăn trong sinh hoạt, gây ảnh hưởng tới công việc và học tập. Bất cứ đôi tượng nào, độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc phải chứng đau vai gáy. Điều quan trong hơn cả là hiện tượng đau nhức này có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nghiêm trọng, gây nguy hiểm tới sức khỏe. Bởi vậy việc phòng và áp dụng đúng cách trị liệu là rất cần thiết…

1. Đau vai gáy và những nguyên nhân gây chứng đau vai gáy

Đau vai gáy là hiện tượng đau nhức, mỏi, tê cứng ở vùng vai, cổ-gáy. Gây ra rất nhiều khó khăn trong vận động vùng vai gáy của người bệnh. Đau vai gáy có thể kèm theo những dấu hiệu khác như căng cứng cơ, sưng đỏ, khó cử động khớp cổ…

Người bị đau cổ vai gáy

Cơn đau xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau.

  • Nguyên nhân cơ học: Do người bệnh vận động/sinh hoạt sai tư thế. VD: gối đầu quá cao khi ngủ, nằm cong vẹo vùng cổ, vai, nằm nghiêng quá lâu gây tê cứng và thiếu oxi vùng vai gáy; ngồi/nằm quá lâu trong môi trường lạnh, tắm muộn vào ban đêm, làm việc sai tư thế gây căng cơ…
  • Do rối loạn chức năng thần kinh vùng vai gáy: Các dây thần kinh bị kéo dãn, chèn kép có thể là nguyên nhân của chứng đau vai gáy.
  • Do chấn thương trong quá trình vận động.
  • Nguyên nhân do bện lý: Một số bệnh lý liên quan đến vùng cổ-vai-gáy gây ra hiện tượng đau nhức vùng vai gáy. VD: thoái hóa đốt sống cổ, dính khớp bả vai, viêm cơ vùng vai, thoát vị đĩa đệm cổ-gáy…

Đau vai gáy kéo dài gây khó khăn trong sinh hoạt và làm việc. Cơn đau thường xuất hiện vào sáng sớm sau khi ngủ dậy, khi làm việc nặng, khi kéo căng vùng cổ. Cơn đau có mức độ nặng dần. Bắt đầu đau nhẹ ở vùng gáy, sau đó lan ra bả vai và cánh tay. Bệnh nhân còn có thể có những dấu hiệu khác như chóng mặt, hoa mắt, ù tai… Càng để lâu, cơn đau càng tăng lên, hạn chế dần khả năng vận động.

2. Đau vai gáy và cách trị liệu không cần dùng thuốc.

Thông thường, khi cơn đau nhức đến, người bệnh có thói quen sử dụng thuốc giảm đau. Cách này giúp cơn đau nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, cơn đau sẽ quay trở lại ngay sau khi thuốc giảm đau hết tác dụng. Thực chất, thuốc giảm đau chỉ là một loại dược phẩm hỗ trợ giúp ức chế cơn đau tạm thời. Chứ không giúp điều trị tận gốc, triệt bỏ nguồn cơn gây đau. Ngoài ra, uống thuốc giảm đau nhiều cũng có thể gây nhờn thuốc, giảm công dụng của thuốc. Và gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Dưới đây là một số cách trị liệu giảm đau vai gáy mà không cần sử dụng thuốc giảm đau. Chúng khá đơn giản và an toàn với sức khỏe. Bạn có thể thực hiện tại nhà mà vẫn đảm bảo điều trị được cơn đau nhức hiệu quả.

2.1. Điều trị đau vai gáy bằng hạt gấc ngâm rượu.

Trong hạt gấc có 1.8% tannin, 16.6% protit, 55.3% chất béo, 2.8% xenluloza cùng các khoáng chất có tác dụng cực kỳ tốt cho khớp và các vết thương. Sử dụng hạt gấc ngâm rượu để điều trị là cách thông minh giúp giảm cơn đau. Cách thực hiện như sau:

  • Nướng hạt gấc chín, bỏ hết phần vỏ cứng bên ngoài rồi cho vào bình thủy tinh ngâm cùng rượu trắng. Đậy kín nắp trong khoảng 1 tuần là bạn đã có được hũ rượu hạt gấc để sử dụng.
  • Làm sạch vùng da vai gáy rồi dùng rượu đã chuẩn bị để xoa bóp trong 5-10 phút. Xoa bóp nhịp nhàng, day nhẹ vào vùng đau, bạn sẽ thấy hiệu quả.

Bài thuốc này cũng có ích cho những người bị đau răng, viêm họng, viêm lợi, chảy máu chân răng… Hạt gấc không có độc tố. Nên bạn hoàn toàn có thể an tâm về độ an toàn của bài thuốc nhé!

Xoa bóp chữa đau vai gáy

Xoa bóp chữa đau vai gáy

2.2. Giảm đau vai gáy bằng ngải cứu và muối.

Ngải cứu từ lâu đã là một vị thuốc có tác dụng điều trị các bệnh đau nhức rất tốt. Sử dụng ngải cứu xao cùng muối chườm lên vùng đau ở vai gáy có tác dụng khá tốt giúp giảm đau. Cách thực hiện như sau:

  • Dùng một nắm ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ xao vàng cùng một nhúm muối tinh.
  • Sử dụng một miếng vải/túi vải/khăn… cho ngải và muối đã xao vàng vào và túm lại thành một chiếc túi chườm nóng.
  • Để cho túi chườm nguội bớt rồi chườm lên vùng vai gáy bị đau. Chú ý nhiệt độ của túi chườm để tránh bị bỏng. Sau khi chườm được một lúc, thấy túi bị nguội, bạn có thể xao lại và thực hiện thêm 1-2 lần nữa.

Làm cách này hàng ngày, cơn đau nhức của bạn sẽ giảm đi nhanh chóng. Nếu là cơn đau nhẹ, chỉ cần chườm vài ngày là đã biến mất rồi. Bạn không cần dùng thêm bất cứ loại thuốc nào khác.

2.3. Trị liệu với phèn chua, hành khô và cam

Nghe có vẻ khá lạ lùng, vì thực chất thì không có nhiều người biết đến bài thuốc này. Tuy nhiên không phải vì vậy mà nó không công hiệu đâu nhé! Bạn có thể tham khảo cách thực hiện như sau:

  • Cắt phần đầu của quả cam, khoét bớt một phần ruột bên trong. Sau đó, cho phèn chua và hành khô vào. Nướng quả cam trên bếp cho đến khi phần vỏ đen lại.
  • Cắt quả cam thành từng lát mỏng rồi đắp lên vùng đau nhức. Nhớ là để quả cam nguội bớt để tránh bị bỏng nhé!

Đắp trong khoảng 5-10 phút là bạn sẽ thấy cơn đau giảm đau đáng kể rồi. Thực hiện đều đặn mỗi ngày nếu đau nhiều.

2.4. Chữa đau vai gáy theo cách của bác sĩ người Nhật.

Đây là cách không sử dụng thuốc. Người bệnh sẽ thực hiện một vài động tác để làm giãn vùng cơ cổ, từ đó, giảm đau vai gáy. Cách này sẽ phù hợp hơn với cơn đau do ngoại lực, căng cứng cơ cổ-vai-gáy. Cách thực hiện như sau:

  • Dùng một chiếc khăn tắm hoặc vải mềm dài cuộn lại thành cuộn tròn. Nằm thẳng rồi đặt cuộn vải vào bên dưới vùng bả vai bị đau.
  • Thực hiện động tác tay: Nếu cuộn vải đặt dưới vai phải, bạn đưa tay trái đặt lên vai phải. Sao cho cánh tay vuông góc với hướng bàn tay lên trên đầu.
  • Thả lỏng và giữ nguyên tư thé này trong 10 giây. Sau đó thực hiện tiếp với bên còn lại.

Thực hiện động tác này không chỉ giúp giãn vùng cơ bị đau mỏi. Mà còn rất tốt cho sức khỏe cơ bắp vùng vai gáy. Nên thực hiện 2 lần/ngày, trước và sau giấc ngủ. Bạn cũng nên kết hợp cùng các bài tập vùng cổ đều đặn. Ngoài ra nếu bạn không có thời gian có thể ngồi ghế mát xa để thực hiện các thao tác này giúp khớp xương và cơ bắp được thư giãn và dẻo dai hơn.

Trên đây chỉ là một vài cách cơ bản giúp giảm đau. Đối với chứng đau vai gáy do nguyên nhân từ các bệnh xương khớp, cơ, thần kinh vùng vai-gáy. Bạn cần được thăm khám chi tiết từ bác sĩ để điều trị tận gốc bệnh lý bằng các cách trị liệu chuyên biệt. Như vậy mới có thể giảm dứt điểm chứng đau nhức và hồi phục sức khỏe nhanh chóng.