Hiện tượng vôi hóa cột sống và những điều bạn cần biết
Cập nhật ngày: Tháng Mười 16th, 2018 Bởi:Hoàng Trang
Vôi hóa cột sống hiện nay đang trở thành nỗi lo của không ít người. Từ người già cả đến trẻ tuổi đều có nguy cơ đối với chứng bệnh này. Vậy những triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Mục Lục
Dấu hiệu của vôi hóa cột sống là gì
Vôi hóa ở cột sống là căn bệnh xương khớp phổ biến hàng đầu hiện nay. Là tình trạng lắng đọng canxi, từ đó hình thành các gai bám vào đốt sống. Từ đó gây chèn ép các dây thần kinh làm người bệnh đau nhức.
Khi mắc bệnh, có những triệu chứng điển hình sau:
Đau nhức là dấu hiệu đặc trưng của vôi hóa cột sống và nhiều bệnh xương khớp nói chung. Tùy theo vị trí bị vôi hóa mà có những cơn đau khác nhau.
Ở cổ, cơn đau có thể xuất hiện khi quay đầu đột ngột hoặc khi phải ngồi làm việc lâu. Có thể đau lan xuống cả cánh tay, bàn tay do các dây thần kinh bị chèn ép.
Vôi hóa ở thắt lưng gây ra những cơn đau ở vùng lưng, eo. Có thể lan xuống hông, đùi và cả chân. Đặc biệt ở những người có thói quen ngồi nhiều càng dễ bị đau nhức.
Ngoài ra còn có thể dẫn đến hiện tượng khó thở, đau tức ngực. Do dây thần kinh bị chèn ép. Hoặc bị rối loạn đường bài tiết khi bị đau nhức ở hông, xương chậu kéo dài.
Nguyên nhân nào dẫn đến vôi hóa cột sống?
Hiện tượng cột sống bị vôi hóa rất thường gặp bởi những nguyên nhân như:
- Tuổi tác: Quá trình lão hóa khiến xương khớp giảm dần độ dẻo dai linh hoạt. Đồng thời khả năng hấp thụ dưỡng chất và trao đổi chất của cơ, xương khớp bị giảm sút. Canxi lắng đọng theo thời gian dần hình thành các gai cột sống.
- Cân nặng: Cơ thể thừa cân, béo phì cũng là một nguyên nhân phổ biến gây vôi hóa cột sống. Cột sống phải chịu áp lực của trọng lượng cơ thể. Do vậy khi vừa cân dễ dẫn đến bị quá tải và dần bị vôi hóa.
- Vận động mạnh: Những hoạt động hàng ngày như tập thể thao, đi lại, mang vác vật nặng quá sức… có khả năng khiến xương khớp bị tổn thương rất lớn.
- Sinh hoạt sai tư thế: Ngồi làm việc không đúng tư thế, hoặc nằm ngủ gối quá cao đều có thể là nguyên nhân dẫn đến cột sống bị đè nén và dễ bị vôi hóa.
Vôi hóa cột sống ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của bạn
Giống như những bệnh lý xương khớp khác, vôi hóa cột sống gây rất nhiều đau nhức cho người bệnh. Những cơn đau ở vùng cổ và thắt lưng khiến sinh hoạt hàng ngày trở nên khó khăn, bất tiện. Làm giảm khả năng vận động và hiệu suất làm việc.
Ngoài ra, triệu chứng này còn có thể gây nhiều biến chứng phức tạp. Đặc biệt là ảnh hưởng tới đĩa đệm cột sống dễ gây thoát vị đĩa đệm cột sống.
Gai cột sống chèn ép hệ thống dây thần kinh tọa, dây thần kinh liên sườn, gây những cơn đau. Đồng thời làm ảnh hưởng đến chức năng cảm giác của cơ thể. Có thể dẫn đến khó thở, kèm theo đau thắt lồng ngực.
Các chứng nhức mỏi, tê bì tay chân, căng cứng cơ khớp khiến tay chân giảm linh hoạt và khó vận động. Đau nhức ở vùng thắt lưng, hông còn gây rối loạn cảm giác khiến người bệnh khó kiểm soát khả năng bài tiết.
Đau cột sống kéo dài không được khắc phục có thể còn ảnh hưởng đến khả năng đi lại của người bệnh.
Những cách phòng ngừa vôi hóa cột sống hiệu quả
Có thể thấy đây là căn bệnh xương khớp thường gặp và gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người bệnh. Khi cột sống đã bị vôi hóa, rất khó để có thể trị dứt điểm. Cho dù phẫu thuật thì khả năng gai cột sống mọc lại tại chỗ cũ vẫn rất cao. Do vậy chủ động phòng ngừa là cách tốt nhất để hạn chế những ảnh hưởng của căn bệnh này.
Một số biện pháp giúp hạn chế tình trạng vôi hóa cột sống:
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt các chất canxi, kali, magie và các loại vitamin B, C, D có trong rau, củ quả.
- Duy trì mức cân nặng ổn định, tránh để thừa cân khiến trọng lượng cơ thể dồn nèn lên xương khớp.
- Sinh hoạt, vận động đúng tư thế, tránh vận động mạnh quá sức, đột ngột thay đổi tư thế khiến cơ khớp bị căng cứng, tổn thương.
- Duy trì chế độ luyện tập thể dục đều đặn, giúp xương khớp khỏe khoắn, tăng độ linh hoạt dẻo dai.
- Thường xuyên mát xa thư giãn cho xương khớp và cư thể. Có thể sử dụng ghế massage toàn thân.
Bài viết trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về căn bệnh vôi hóa cột sống. Hãy tìm hiểu và chủ động phòng ngừa căn bệnh này để có một sức khỏe tốt nhất nhé!