Mệt mỏi kéo dài làm sức khỏe giảm sút
Cập nhật ngày: Tháng Tám 21st, 2018 Bởi:Hải Châu
Mệt mỏi kéo dài là nguyên nhân khiến cho sức khỏe bị giảm sút nhanh chóng. Khi cơ thể ở trong trạng thái mệt mỏi, uể oải kéo dài, chân tay sẽ luôn có cảm giác mất sức, không có lực, tình thần thiếu tỉnh táo. Ảnh hưởng rất xấu cho sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày, công việc cũng như học tập. Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu ngay nguyên nhân và khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt.
Mục Lục
Mệt mỏi kéo dài làm sức khỏe giảm sút
Mệt mỏi là trạng thái thiếu hụt về thể chất, tinh thần của con người. Khi rơi vào trạng thái này, con người thường có những biểu hiện như: uể oải, thiếu sức sống, toàn thân không có lực, chân tay mỏi, không muốn vận động, tư duy chậm, thiếu tỉnh táo, ăn uống không ngon miệng…. Mệt mỏi kéo dài có thể làm sức khỏe giảm sút nhanh chóng, dẫn đến suy nhược cơ thể. Bởi vậy, chúng ta cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra chứng thiếu hụt này để khắc phục nhanh chóng. Tránh làm cho sức khỏe ngày một suy giảm.
1. Những nguyên nhân gây mệt mỏi kéo dài
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến trạng thái mỏi mệt của cơ thể. Chúng ta có thể kể đến một số nguyên nhân chính yếu sau đây:
1.1. Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ.
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng thiết yếu cung cấp năng lượng và duy trì sự sống cho con người. Khi chế độ dinh dưỡng mất cân bằng hoặc không đầy đủ, cơ thể của con người sẽ rơi vào trạng thái thiếu hụt. Hay còn gọi là mệt mỏi. Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ quá lâu được cho là một trong những nguyên nhân chính của hiện tượng mệt mỏi kéo dài.
Mất cân bằng trong dinh dưỡng có thể xảy ra khi bạn ăn kiêng quá khắt khe, nhịn ăn, chế độ ăn không đa dạng, ăn uống thiếu điều độ, thực đơn thiếu chất… Mệt mỏi do thiếu chất có thể kéo dài nếu bạn không có sự điều chỉnh hợp lý trong chế độ dinh dưỡng.
1.2. Mệt mỏi kéo dài do làm việc cật lực, vận động quá sức.
Khi chúng ta quá mải mê với công việc, vận động quá sức. Cơ thể sẽ phải tiêu hao một lượng năng lượng khổng lồ, cùng với đó, hệ cơ, khớp, tuần hoàn cũng phải làm việc không ngừng nghỉ. Nếu duy trì chế độ làm việc và vận động đó trong thời gian dài mà không có chế độ nghỉ ngơi và tĩnh dưỡng đầy đủ. Lao lực và suy nhược cơ thể là điều không thể tránh khỏi.
1.3. Mệt mỏi do yếu tố tâm lý.
Mệt mỏi không chỉ bắt nguồn từ sự thiếu hụt về thể chất. Mà tinh thần không đảm bảo, tâm lý bất ổn định cũng có thể là nguyên nhân gây ra sự suy nhược của cơ thể. Khi bạn thường xuyên ở trong trạng tái căng thẳng, stress, chán nản, lo âu, tuyệt vọng, trầm cảm… quá lâu. Cơ thể sẽ tự động sản sinh ra các loại hoocron ức chế quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Hệ quả là cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi kéo dài. Gây cản trở vận động hàng ngày, khó khăn trong sinh hoạt, học tập, giảm hiệu suất lao động trong công việc…
1.4. Nguyên nhân bắt nguồn từ các bệnh lý mạn tính.
Đây cũng là nhóm nguyên nhân thường gặp trong nhiều trường hợp người bệnh. Khi bị các chứng huyết áp thấp, suy giảm miễn dịch, thiếu máu, các chứng bệnh về dạ dày, đại tràng, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy đang trong giai đoạn phục hồi, người bị mất máu, giảm hồng cầu trong máu… Cơ thể người bệnh thường gặp các vấn đề trong hấp thụ dưỡng chất, giảm lượng máu tới các bộ phận trong cơ thể. Điều này khiến cơ thể mất nhiều năng lượng hơn và nhanh chóng rơi vào trạng thái suy nhược.
2. Mệt mỏi kéo dài làm sức khỏe giảm sút!
Mệt mỏi trong thời gian dài có thể ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Nó khiến sức khỏe của chúng ta bị giảm sút nhanh chóng. Nếu không được khắc phục kịp thời, có thể dẫn tới suy nhược trầm trọng, kèm theo những biểu hiện khác như:
- Ăn uống kém ngon, không hấp thụ được dưỡng chất.
- Khó ngủ, chằn chọc, mất ngủ, dễ tỉnh giấc giữ đêm, ngủ không sâu giấc…
- Thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu…
- Có hiện tượng sụt cân, cơ thể xanh xao, gầy yếu, dễ ốm bệnh
- Trí nhớ bị suy giảm, hay quên, làm việc/học tập không tập trung…
- Dễ bị mất sức, kiệt sức khi hoạt động thể chất, mất nhiều thời gian để hồi sức.
- Tâm lý bất ổn, thường xuyên buồn bã, lo lắng nhiều, hay cáu giận, khó chịu…
- Đau nhức cơ thể, nổi hạch ở vùng cổ hay nách.
- …
Sức khỏe bị ảnh hưởng rất nhiều khi con người rơi vào trạng thái mệt mỏi về thể chất cũng như tinh thần. Không chỉ suy giảm thể lực, dễ ốm bệnh, xanh xao gầy yếu, công việc không duy trì được năng suất làm việc như ban đầu, ảnh hưởng rất lớn tới học tập… Bởi vậy, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của cơ thể, cơ thể mệt mỏi kéo dài. Bạn cần có những biện pháp khắc phục ngay lập tức.
3. Mệt mỏi kéo dài làm sức khỏe giảm sút phải làm sao?
Khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi, mất sức, suy kiệt, bạn cần thực hiện ngay các biện pháp sau đây:
- Thay đổi lại chế độ dinh dưỡng một cách hợp lý hơn. Cần ăn đủ chất đặc biệt chú ý tới các dưỡng chất có vai trò quan trọng trong việc tạo máu, tái cấu trúc các chức năng của cơ, khớp xương, dưỡng não, hoạt huyết…
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý sau khi làm việc và học tập căng thẳng, tập luyện thể thao cường độ cao.
- Tránh lao lực trong công việc. Học cách lên kế hoạch và phân bổ công việc hợp lý, tránh tình trạng căng thẳng quá độ dẫn đến stress gây mệt mỏi.
- Không thức quá khuya, luôn đảm vảo rằng cơ thể bạn được ngủ đủ giấc.
- Thường xuyên rèn luyện thể chất bằng các bài thể dục vừa sức.
- Mát xa xoa bóp thư giãn làm giảm mệt mỏi
- Bổ sung thêm dưỡng chất bằng các loại dược liệu, thực phẩm chức năng an toàn cho sức khỏe của con người.
Nếu tình trạng sức khỏe suy kiệt quá mức và các biện pháp trên đây không đem lại được công dụng nhanh chóng. Bạn cần được thăm khám bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp phục hồi thể lực hiệu quả hơn. Hãy tìm ra cho mình một phương pháp phòng và điều trị mệt mỏi kéo dài hợp lý. Để sức khỏe của bạn luôn được đảm bảo ở trong trạng thái tốt nhất nhé!