Tăng huyết áp ở người già và giải pháp
Cập nhật ngày: Tháng Bảy 5th, 2018 Bởi:Hải Châu
Tăng huyết áp ở người già là bệnh mãn tính rất thường gặp. Độ tuổi càng cao, tình trạng huyết áp tăng càng trở nên nghiêm trọng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến, bại liệt và tử vong ở người cao tuổi. Vậy, giải pháp nào giúp hạn chế/ khắc phục tình trạng tăng huyết áp ở người già?
Mục Lục
1. Tăng huyết áp ở người già.
Tăng huyết áp là tình trạng chỉ số huyết áp vượt trên ngưỡng bình thường. Với một người khỏe mạnh, huyết áp thường dưới 120/80 mmHg. Khi vận động huyết áp có thể cao hơn, và lúc ngủ, nghỉ ngơi, huyết áp sẽ giảm xuống một chút. Khi huyết áp ở mức trên hoặc bằng 140mmHg là mức đáng cảnh báo.
Mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải chứng bệnh này. Tuy nhiên, độ tuổi càng cao thì càng dễ mắc phải. Theo thống kê, có tới ¾ người từ 70 tuổi trở lên có huyết áp bất ổn. Nguy cơ bị tăng huyết áp sẽ tăng lên gấp nhiều lần nếu người cao tuổi đó:
- Bị béo phì hoặc có vấn đề trong chuyển hóa mỡ máu, xơ vữa động mạch.
- Hút thuốc.
- Mắc bệnh tiểu đường.
- Nghiện rượu bia, đồ uống có cồn.
- Có di truyền về huyết áp cao.
- Lười vận động và có lối sống thiếu lành mạnh.
Tăng huyết áp không chỉ gây rối loạn trong lưu thông máu mà còn có nhiều biến chứng nguy hiểm khác như tai biến, bại liệt, nhồi máu cơ tim, suy tim, tàn phế, đột quỵ… Và nguy hiểm nhất là tử vong. Các biến chứng này có thể xảy đến rất nhanh nếu chúng ta không biết cách khắc phục và kiểm soát tốt huyết áp.
2. Giải pháp phòng và điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi.
Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những cách khắc phục với những người đã và đang mắc chứng tăng huyết áp để điều trị bệnh kịp thời, tránh biến chứng nhé!
2.1. Giải pháp cho người đã và đang bị bệnh tăng huyết áp:
Những bệnh nhân tăng huyết áp, dù đang trong trạng thái khỏe mạnh, huyết áp không có dấu hiệu biến đổi mạnh, vẫn cần được chăm sóc và theo dõi sát sao. Người bệnh cần:
- Kiểm tra huyết áp thường xuyên để đảm bảo rằng huyết áp đang ổn định và không có dấu hiệu gì bất thường. Bệnh nhân nên có một sản phẩm đo huyết áp tại nhà để dễ dàng kiểm tra và theo dõi.
- Điều chỉnh lại lối sống, lỗi sinh hoạt và công việc hợp lý để phòng và giảm nguy cơ tăng huyết áp. Người bệnh cần thay đổi chế độ ăn hợp lý, tập luyện thể thao đều đặn, làm việc vừa sức, tránh nóng giận, căng thẳng….
- Có kiến thức sơ cứu cơ bản đề phòng trường hợp huyết áp tăng đột ngột.
- Luôn có các loại dược phẩm giúp kiểm soát huyết áp tại nhà hoặc mang theo người khi đi ra ngoài. Các loại dược phẩm này cần có chỉ định của bác sĩ sau quá trình thăm khám kỹ lưỡng.
2.2. Giải pháp giúp phòng ngừa tăng huyết áp ở người già.
Người cao tuổi luôn có nguy cơ mắc chứng tăng huyết áp bất cứ lúc nào. Bởi vậy, phòng bệnh là luôn cần thiết. Một số biện pháp để phòng bệnh bạn cần lưu tâm là:
– Kiểm soát cân nặng:
Béo phì và thừa cân là một trong những nguyên nhân dẫn đến tính trạng bất ổn trong huyết áp. Theo khảo sát, người béo phì có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn so với những người có thân hình vừa vặn. Vì vậy, kiểm soát cân nặng và duy trì mức cân nặng hợp lý cũng là một cách giúp bạn phòng bệnh hiệu quả.
– Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng phù hợp hơn với người cao tuổi:
Chế độ ăn sẽ thay đổi theo độ tuổi của mỗi người. Khi về già, chúng ta cần tuân thủ một chế độ ăn giàu chất xơ và vitamin hơn, hạn chế tối đa các chất đường, chất béo, tinh bột… Để có một chế độ ăn hợp lý bạn nên thảm khảo một số lời khuyên sau đây:
- Tăng cường các thực phẩm giàu Kali trong bữa ăn hàng ngày như khoai, ngô, chuối, giá đỗ, các loại đậu…
- Bổ sung thêm vitamin C, vitamin PP để tăng cường sức khỏe của thành mạch với các loại trái cây chín (như cam, xoài, bưởi…) và rau xanh (như rau ngót, rau đay, rau dền…)
- Thay thế ngũ cốc tinh bằng các loại ngũ cốc thô, khuyến khích sử dụng các loại chất xơ hòa tan trong rau củ quả để hạn chế chất béo gây xơ vữa động mạch, ổn định lại huyết áp.
- Sử dụng ít các thực phẩm chứa chất béo và đường, không ăn quá mặn. Nên lựa chọn đường, muối cho người bị bệnh huyết áp. Thay thế chất béo có hại thành các loại chất béo có lợi cho tim mạch như dầu oliu, dầu cá, dầu hạnh nhân…
- Giảm lượng đạm từ thịt, đặc biệt là các loại thịt đỏ. Thay vì thịt hãy sử dụng cá.
- Hạn chế toàn bộ các loại đồ uống có ga, có cồn. Không hút thuốc, không sử dụng các loại thực phẩm chứa chất kích thích gây hại cho tim, khiến tim đập nhanh và làm tăng huyết áp.
– Duy trì một chế độ tập luyện hợp lý:
Rèn luyện sức khỏe bằng thể dục thể thao luôn là một giải pháp tối ưu và khoa học. Tập luyện đều đặn với các bài tập vừa sức sẽ giúp tăng cường sức khỏe của hệ tim mạch, giảm nguy cơ tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, cải thiện thể trạng và sức dẻo dai của toàn cơ thể. Với người cao tuổi, nên bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đi xe đạp, thể dục tay không, thiền, yoga… mát xa thường xuyên Không nên tập quá nặng và quá sức.
– Có một chế độ sinh hoạt và làm việc hợp lý là giải pháp giảm nguy cơ tăng huyết áp.
Người cao tuổi cần xây dựng cho mình một đồng hồ sinh học thật khoa học. Đảm bảo luôn ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, mệt mỏi hay nóng giận. Không làm việc quá sức, vận động quá mạnh. Và dù không mắc các bệnh về huyết áp, người cao tuổi cũng nên có một chiếc máy đo huyết áp tại nhà. Để luôn kiểm tra và kiểm soát được huyết áp của mình.
Thực hiện được các giải pháp này sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ tăng huyết áp ở người già, cũng như khắc phục kịp thời khi có sự cố xảy ra. Giảm rủi ro mắc phải các biến chứng nguy hại từ tăng huyết áp.